Tổng quan chung về khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông
Nam Định nằm ở vị trí trung tâm phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông – Bắc. Giữ vai trò cửa ngõ giúp lưu thông hàng hóa của cả miền Bắc với các tỉnh thành miền Trung thông qua hệ thống giao thông đồng bộ, như đường sắt thống nhất Bắc – Nam, các trục đường quốc lộ gồm đường 10, đường 12, đường 21, đường 38. Cùng với những lợi thế trên, Nam Định còn được Chính phủ hoạch định trở thành trung tâm dệt may của phía Bắc, vì vậy trong những năm gần đây Nam Định có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp.
Tính đến tháng 9-2018, Nam Định có 9 KCN : gồm 4 KCN đã đi vào hoạt động đó là KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Dệt May Rạng Đông (Aurora IP) .Với 98 dự án FDI, tổng vốn đăng ký gần 3,3 tỷ USD. Có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư, với các nhà đầu tư tiêu biểu đến từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Mỹ, Đức…
Tiêu biểu cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định phải nói đến sự đóp góp của khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông. Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông nằm trong khu kinh tế Ninh Cơ, thuộc thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông được quy hoạch xây dựng trở thành trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ về dệt may và thời trang hàng đầu Việt Nam, với diện tích hơn 2.000 ha, được định hướng là KCN xanh, sạch, bền vững và phát triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 2017-2022), có diện tích 519,6 ha, tổng mức đầu tư khoảng 5000 tỷ đồng, dự kiến sản xuất 1 tỷ mét vải; giai đoạn 2 (từ 2023-2030), nâng sản lượng vải lên 1,5 tỷ mét, hoàn thiện chuỗi cung ứng trên diện tích 850 ha; giai đoạn 3 (từ 2031-2035), hình thành đô thị thương mại, dịch vụ dệt, may thời trang hiện đại trên diện tích 675 ha.
Chủ đầu tư của khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông là: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Rạng Đông (RDI)
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông được định hướng là khu công nghiệp thân thiện với môi trường, với các ngành công nghiệp đầu tư như: Sản xuất may mặc, hàng da, túi xách, kéo sợi, dệt vải, in – nhuộm, sản xuất phụ kiện, bao bì; công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ văn phòng và hỗ trợ khác…